Khi muốn diễn tả một sự việc, hành động nào đó dù không muốn nhưng vẫn phải thực hiện ta có thể dùng 2 câu đơn. Tuy nhiên để tránh gây nhàm chán, dài dòng không cần thiết, ta có thể sử dụng một cấu trúc ngữ pháp phổ biến là “whether”. Tuy phổ biến là vậy, nhưng cấu trúc này đôi khi vẫn bị nhầm lẫn với “If” về cách sử dụng. Vậy để phân biệt được sự khác nhau cũng như cách dùng của “whether”, mới các bạn cùng đọc bài viết sau đây.
1. Cấu trúc whether
Cấu trúc whether thường được sử dụng trong tiếng Anh như là một liên từ nhằm tường thuật lại một sự việc hay lời nói của một ai đó. Cụ thể nó tường thuật lại hành động đưa ra 2 trường hợp “liệu cái này hay cái kia sẽ …”. Qua đó có thể khái quát được nghĩa của “whether” trong 1 từ, đó là “liệu”.
Ex: She didn’t know whether he can come to her birthday party or not.
(Cô không biết liệu anh ta có thể đến dự tiệc sinh nhật của cô ấy được hay không.)
Trong ví dụ trên, ta thấy whether mang nghĩa “liệu”, tường thuật lại việc cô gái đang băn khoăn, không biết rằng liệu anh ta có đến dự sinh nhật của cô ấy được hay không.
2. Các cách sử dụng
2.1. Cấu trúc “whether … or”
Cấu trúc ‘whether … or …” là dạng chính khi sử dụng whether cho câu. Mục đích của “whether … or …” là giúp người dùng thể hiện được ý muốn bày tỏ sự phân vân của chủ thể mệnh đề trước nó giữa hai hành động nào đây. Tùy vào từng trường hợp mà ta cũng phân ra được 2 trường hợp theo sau whether có thể là một mệnh đề hoặc một cụm đông từ.
Sau whether là một mệnh đề với chủ ngữ của mệnh đề đó khác với chủ ngữ ở mệnh đề trước đó:
Ex: I don’t know whether he is good at Mathematics or English.
(Tôi không biết liệu anh ấy giỏi Toán hay Anh văn.)
Có thể dễ dàng nhận ra 2 chủ ngữ trong câu trên là khác nhau (tôi và anh ấy), tương ứng với đó ta sử dụng thêm một mệnh đề (he is good at Math or English) ở sau whether thay vì một cụm động từ.
Sau whether là một cụm động từ: Khi sử dụng trường hợp này, cụm động từ ở trong câu (chỉ hành động, trạng thái, tính chất) phải thuộc về chủ ngữ. Loại này được dùng để thể hiện được ý muốn bày tỏ sự phân vân của chính chủ thể. Do đó trong các câu loại này ta chỉ có 1 mệnh đề ở trước whether thay vì 2 như trường hợp thứ nhất.
Lưu ý: động từ sau whether sẽ được chia ở dạng to Verb
Ex: My mother can’t be sure whether to buy one or two hats.
(Mẹ tôi không chắc là nên mua 1 hay 2 cái mũ vành.)
Như đã nói ở trên, trong ví dụ này chỉ có duy nhất 1 chủ ngữ đó là “mẹ tôi” và sau whether động từ được chia theo dạng nguyên mẫu có “to”. Thể hiện sự phân vân của chủ thể trong việc đưa ra quyết định mua giữa 1 và 2.
2.2. Cấu trúc “whether … or not …”
Khi diễn tả một hành động nào đó mà chủ thể dù muốn hay không thì vẫn phải làm, ta chỉ cần thêm “not” vào sau “or”; hoặc thêm “not” vào đông từ đi kèm. Đây đồng thời cũng là thể phủ định của cấu trúc whether.
Ta thường thấy trường hợp này có 2 dạng như sau:
Whether or not + Clause (mệnh đề)
Whether + Clause (mệnh đề) + or not
Ex:
- Whether or not students want, they will have to have a test on this weekend.
(Cho dù những học sinh có muốn hay không thì cuối tuần này họ vẫn phải làm một kiểm tra vào cuối tuần này.)
- Whether I use or don’t, I have to extend this service every month.
(Dù có sử dụng hay không thì tôi vẫn phải gia hạn dịch vụ này mỗi tháng.)
3. Cấu trúc liên quan
Ta biết đôi khi Whether có thể được sử dụng trong câu gián tiếp để thay thế If, tuy nhiên không vì thế mà chúng hoàn toàn giống nhau. Để có sự so sánh trực quan hơn, sau đây sẽ là một vài nét giống cũng như khác giữa hai cấu trúc khi dùng trong mẫu câu gián tiếp.
Giống nhau: Cả hai đều được sử dụng để diễn tả câu hỏi yes-no trong câu gián tiếp.
Khác nhau:
- Whether được sử dụng trong các tình huống mang tính lịch sự, trang trọng. Trái lại If thường được sử dụng trong các tình huống thân mật.
- Whether có thể đứng sau giới từ.
- Khi “discuss” là động từ tường thuật, người ta hay dùng Whether hơn thay vì If.
…
Bài viết đến đây là kết thúc. Hy vọng phần nào cung cấp được kiến thức về cấu trúc whether cho bạn đọc. Cùng đón chờ các bài viết tiếp theo nhé!