Để học tốt tiếng anh, việc đầu tiên chúng ta phải làm là nắm chắc và thành thạo hết các chuyên đề ngữ pháp. Một trong số ngữ pháp cơ bản, thông dụng, thường được bắt gặp nhiều trong các đề thi trên lớp, đề thi trung học phổ thông quốc gia đó là cấu trúc Would you mind/ Do you mind? Đây là cấu trúc được sử dụng như thế nào, dùng trong trường hợp nào? – Bây giờ hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cấu trúc này nhé!!!
1. Would you mind là gì?
Would you mind được sử dụng để đưa ra lời yêu cầu, đề nghị hoặc sự giúp đỡ, hỏi ý kiến của ai làm việc gì đó. Cấu trúc này không chỉ được sử dụng nhiều trong văn viết mà còn được dùng trong giao tiếp hằng ngày.
Cấu trúc: Would / do you mind + (if + S) + V (tùy theo từng trường hợp) + O?
Ví dụ: Would you mind closing the window? (bạn có phiền khi tôi đóng cửa sổ không?)
2. Cách dùng cấu trúc Would you mind – Do you mind
2.1 Câu yêu cầu, đề nghị.
Ý nghĩa: được dùng để hỏi, yêu cầu người nghe có phiền làm việc nào đó không.
Cấu trúc: Would/ do you mind +(not) + V-ing + O?
Có hai cách trả lời:
Đồng ý:
- Not at all. ( không hề/ không phiền.)
- No, I don’t mind. ( không, tôi không thấy phiền.)
- No, of course not. (tất nhiên là không rồi.)
Từ chối:
- I’m sorry. I am busy. (xin lỗi, bây giờ tôi đang bận.)
- I’m sorry. That’s not possible for me right now. ( xin lỗi. bây giờ thì tôi không thể.)
- I’m sorry. I can’t. (xin lỗi, tôi không thể.)
Ví dụ:
- Would you mind cleaning the bathroom? (bạn có phiền khi dọn dẹp phòng tắm?) ⇒ Not at all. ( không hề)
- Do you mind not smoking in the house? ( bạn có thể không hút thuốc trong nhà không?) ⇒ I’m sorry. I can’t. (xin lỗi, tôi không thể.)
2.2 Câu xin phép lịch sự
Ý nghĩa: được dùng để xin phép, hỏi ý kiến nếu ai đó làm một việc gì đó.
Cấu trúc:
Would you mind + if + S + Ved/ P1 ( ở thì quá khứ đơn) + O?
Do you mind + if + S + V (s/es) (ở thì hiện tại đơn) + O?
Có hai cách trả lời:
Đồng ý:
- Please do. ( bạn cứ làm đi)
- You’re welcome/ Never mind.( không sao đâu)
- I’d be happy to do. ( không đâu, tôi rất vui khi được làm việc đó.)
- that would be fine. ( không sao, bạn cứ làm vậy đi.)
- I’d be glad to. ( không, tôi rất vui khi làm điều này.)
- Please, go ahead. ( bạn cứ tự nhiên làm đi.)
- Not at all. ( không hề/ không phiền.)
- No, I don’t mind. ( không, tôi không thấy phiền.)
- No, of course not. (tất nhiên là không rồi.)
Từ chối:
- I’m sorry. That’s not possible. ( tôi xin lỗi nhưng không thể được).
- I’ d rather you didn’t. ( theo tôi nghĩ bạn không nên làm vậy).
- I’ d prefer you didn’t. ( theo tôi nghĩ bạn không nên làm thế).
Ví dụ:
- Would you mind if I looked at your book? ( bạn có phiền nếu tôi xem nhờ quyển sách của bạn?) ⇒ No, I don’t mind. ( không, tôi không thấy phiền.)
- Do you mind if I use your iPad? ( bạn có phiền khi tôi sử dụng điện thoại iPad của bạn?) ⇒ I’m sorry. That’s not possible. ( tôi xin lỗi nhưng không thể được).
Lưu ý: Việc sử dụng cấu trúc Would you mind sẽ trang trọng và lịch sử hơn cấu trúc Do you mind. Đây là sự khác biệt rất nhỏ nên các bạn lưu ý khi sử dụng đúng trường hợp.
Qua bài biết trên đây, tôi đã tổng kết toàn bộ cấu trúc liên quan đến cấu trúc Would you mind và Do you mind. Mong là với phần lí thuyết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng và công thức của nó. Bài viết tiếp theo là Cấu trúc Make bạn nhớ quay lại đón xem ha. Chúc các bạn học tập thật tốt và đạt điểm cao trong kỳ thi nhé!!!